Nội dung

I. Xu hướng tìm kiếm tác động như thế nào đến làm truyền thông?

II. 5 xu hướng tìm kiếm chủ đạo của người tiêu dùng Việt trên không gian số

1. Tiêu dùng online lan rộng

2. Thay đổi cách chi tiêu sau đại dịch

3. Rút ngắn khoảng cách các mối quan hệ

4. Tìm kiếm sự thật

5. Sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng

I. Xu hướng tìm kiếm tác động như thế nào đến làm truyền thông?

5 xu hướng tìm kiếm chủ đạo của người tiêu dùng Việt trên không gian số

Khởi nguồn vào tháng 12 năm 2019, dịch covid-19 đã nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu và ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống. Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động nặng nề trong suốt 2 năm đại dịch. Có những giai đoạn toàn dân trên cả nước chỉ sống và làm việc tại nhà “Cách ly xã hội”. Hàng trăm, hàng ngàn người mất đi việc làm, nhiều doanh nghiệp phá sản,...Con số thương vong trong đại dịch cao. 

Những ngày tháng không được ra ngoài ắt hẳn khiến chúng ta cảm thấy không quen và bắt đầu thích nghi với nó. Những hoạt động giao tiếp, giao dịch chủ yếu diễn ra trên internet. Đại dịch covid cho chúng ta nhận ra những điều quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống. 2 năm sống trong đại dịch đã tác động và làm thay đổi đến tâm lý người tiêu dùng. Điều này được minh chứng qua sự thay đổi trong các chủ đề tìm kiếm.

Ở vị trí của một doanh nghiệp việc biết và nắm bắt xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu được người tiêu dùng sẽ cần gì, mong muốn gì. Từ đó có kế hoạch truyền thông và kinh doanh phù hợp.

II. 5 xu hướng tìm kiếm chủ đạo của người tiêu dùng Việt trên không gian số

Vậy xu hướng tìm kiếm của người Việt trên không gian số đã thay đổi thế nào trong suốt hơn 2 năm qua. Qua báo cáo "Tìm kiếm cho ngày mai - Search for Tomorrow", Google đã đưa ra bức tranh tổng quan về 5 xu hướng tìm kiếm phổ biên trong năm 2022.

1. Tiêu dùng online lan rộng

5 xu hướng tìm kiếm chủ đạo của người tiêu dùng Việt trên không gian số

Việc thay đổi từ mua bán trực tiếp sang hình thức mua bán trên môi trường số trở thành chủ đạo là điều không quá ngạc nhiên và buộc phải xảy ra trong thời gian cơn bão đại dịch. Tuy nhiên, sau khi đại dịch lắng xuống, chắn chắn thói quen mua sắm trên môi trường số sẽ không hạ nhiệt bởi tính thuận tiện mà nó mang lại. 

Theo thống kê, tại Việt Nam, có  97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng các dịch vụ trực tuyến và 99% trong số họ có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Khi được hỏi, người dùng đều đánh giá cao về những lợi ích như tiết kiệm thời gian và chi phí, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi là những động lực thúc đẩy người mua sắm chọn trải nghiệm số hóa. Tổng giá trị hàng hóa (Gross Merchandise Volume - GMV) của Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 21 tỉ USD, tăng 31% so với năm 2020, trong đó phần lớn là nhờ vào mức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử.

Người dùng ngày nay đang khai thác nhiều lợi ích của công nghệ và ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày từ việc tìm cách mở tài khoản ngân hàng hay mở thẻ online (lượng tìm kiếm tăng 58%), tìm thông tin, xem trải nghiệm và đánh giá sản phẩm trước khi mua (lượng tìm kiếm tăng 1.250%) và kế đến là thanh toán không tiếp xúc với ví điện tử (lượng tìm kiếm tăng 100%).

Bắt nhịp theo sự thay đổi đó, các doanh nghiệp hiện đang ddieuf chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu và tối đa doanh số của doanh nghiệp.

Thống kê cho thấy 81% nhà bán hàng kỹ thuật số ở Việt Nam có khả năng sẽ tăng cường việc sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trong 1 đến 2 năm tới. 82% trong số họ dự đoán rằng hơn một nửa doanh thu trong 5 năm tới sẽ đến từ các nguồn bán hàng trực tuyến.

Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng online lan rộng nếu doanh nghiệp không “bắt sóng” kịp thời sẽ tụt hậu nhanh chóng phía sau.

2. Thay đổi cách chi tiêu sau đại dịch

5 xu hướng tìm kiếm chủ đạo của người tiêu dùng Việt trên không gian số

Hai năm khó khăn trong đại dịch sẽ có rất nhiều những thay đổi người tiêu dùng sẽ nhìn nhận lại lối sống trước đây. Trong khi cố gắng đón nhận những bí ẩn mới mẻ, mọi người cũng sẽ nhìn nhận lại cuộc sống trước đây. Dịch bệnh sẽ giúp chúng ta nhận ra điều gì là thật sự quan trọng trong cuộc sống. Nó được thể hiện qua sự ưu tiên tìm kiếm như cách quản lý tài chính và tiết kiệm, thời gian cho người thân và bạn bè, ý thức chăm sóc bản thân tốt hơn và tinh thần tự thưởng cho chính mình.

Kết quả của những tỷ lệ tìm kiếm cho thấy mọi người đang dần nhìn nhận và đánh giá kỹ càng hơn về lựa chọn của mình có thật sự quan trọng không.

Bên cạnh đó, người Việt bắt đầu quan tâm hơn đến không gian sống, tổ chức lại ngôi nhà làm tăng mục đích sử dụng. Vừa có thể là nhà, vừa là không gian làm việc. Số lượt tìm kiếm về cụm từ decor phòng tăng lên 150%, trong khi đó, các sản phẩm chăm sóc nhà cửa như nến thơm cũng tăng 100%.

Tỷ lệ người thất nghiệp trong đại dịch ngày càng tăng. Từ đó, nhiều người đã nhận ra rằng không thể chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập mà cần biết cách đầu tư. Lượt tìm kiếm về "chứng khoán" tăng đến 106%. Đồng thời lượt tìm kiếm về các đồ điện tử cũng tăng liên tục ở mức cao 115%.

Khi người tiêu dùng đánh giá lại các lựa chọn của họ, thương hiệu và doanh nghiệp cũng nên điều chỉnh cách thể hiện các giá trị mà mình có thể mang lại, không chỉ cho khách hàng bên ngoài mà còn cả nhân viên nội bộ.

3. Rút ngắn khoảng cách các mối quan hệ

5 xu hướng tìm kiếm chủ đạo của người tiêu dùng Việt trên không gian số

Đại dịch Covid-19 đã giới hạn phần nào việc tiếp xúc giữa người với người. Dù đỉnh đại dịch đã đi qua, tuy nhiên các biến chủng covid mới liên tục xuất hiện. Vì vậy, nhiều quốc gia vẫn chưa hoàn toàn tự tin mở cửa và hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp. 

Thế nhưng việc tiếp xúc để tăng sự thân thiết trong các mối quan hệ là nhu cầu cơ bản của con người. Vì vậy, để thích ứng với đại dịch, họ tìm ra những cách mới để kết nối và ngày càng cởi mở hơn với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số để làm điều này.

Số lượt tìm kiếm có cụm từ "với bạn" tăng trên 11% khi người Việt tìm kiếm các hoạt động để dành thời gian với bạn bè trên mạng. Bên cạnh đó, các lượt tìm kiếm có chứa cụm từ "với gia đình" tăng 60% khi mọi người coi trọng việc dành thời gian chất lượng cho gia đình hơn.

4. Tìm kiếm sự thật

5 xu hướng tìm kiếm chủ đạo của người tiêu dùng Việt trên không gian số

Việc tiếp cận công nghệ số ngày càng phổ biến đồng nghĩa việc tiếp cận các thông tin cũng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, thông tin tràn lan, sai sự thật ngày càng nhiều. Vì vậy, người dùng số ngày càng quan tâm đến chất lượng thông tin. Người dùng sử dụng Google như công cụ tìm kiếm, kiểm chứng độ chính xác của thông tin. 

Đặc biệt, thế hệ gen Z(1997-2012) nhận thức rõ ràng hơn về sự tồn tại của cả thông tin thật và thông tin giả trên Internet. Mọi người không chỉ hiểu biết hơn về những gì họ thấy trên Internet, mà còn sẵn sàng chủ động tìm kiếm thông tin chính xác theo mong muốn của bản thân. 82% người được khảo sát cho biết việc xác nhận chính xác thông tin được chú trọng hơn so với thời kỳ trước Covid. Lượng tìm kiếm với các từ khóa liên quan đến "scam" (lừa đảo trực tuyến) tăng 54% và lượng tìm kiếm với từ khóa liên quan "hàng chính hãng" cũng tăng 15%.

5. Sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng

5 xu hướng tìm kiếm chủ đạo của người tiêu dùng Việt trên không gian số

Sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng xa. Sau đại dịch, khoảng cách này được thể hiện rõ ràng hơn. Đối với nhóm đối tượng có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương, họ đi tìm giải pháp để ổn định cuộc sống của mình. 

Họ sử dụng mạng và tìm kiếm nhiều chủ đề như trợ cấp thất nghiệp đến các giải pháp vượt qua khó khăn từ việc hiểu nội dung thông tin bằng tiếng nước ngoài (lượng tìm kiếm với cụm từ "dịch sang tiếng Việt" tăng đến 75%) đến tìm kiếm thông tin liên quan bình đẳng giới (tăng 27%) hay tìm kiếm giải pháp tài chính "vay tiền online" (tăng 45%).

Lời kết: Như vậy, có thể thấy, sau 2 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 càn quét tại Việt Nam, xu hướng người tiêu dùng đã có những sự thay đổi nhất định. Với 5 xu hướng tìm kiếm chủ đạo của người tiêu dùng trong năm 2022 sẽ định hướng phần nào hành vi và quyết định mua sắm của khách hàng trên thực tế.