I. 4 LỖI THƯỜNG GẶP KHI QUẢNG CÁO FACEBOOK

1. Chọn sai mục tiêu Chiến dịch Facebook

- Sai lầm lớn đầu tiên mà các nhà quảng cáo Facebook mắc phải là chọn sai mục tiêu chiến dịch. Chẳng hạn, thực hiện chạy quảng cáo lưu lượng truy cập (Traffic Ads) trong khi điều bạn thực sự muốn lại là chuyển đổi.

- Facebook biết tất cả về những người sử dụng nền tảng này, bao gồm cả lịch sử truy cập và liệu họ có khả năng chuyển đổi hay không. Nếu bạn muốn tiếp cận những người từng cung cấp địa chỉ email hay số điện thoại, bạn nên chạy quảng cáo chuyển đổi (Facebook Ads Conversion) thay vì chạy quảng cáo lưu lượng truy cập.

Mục tiêu quảng cáo trên Facebook

2. Sử dụng Boost Post để tăng mục tiêu chuyển đổi

- Sai lầm lớn thứ hai mà các nhà quảng cáo Facebook mắc phải là chạy boost post (quảng cáo bài viết) để có được nhiều chuyển đổi hơn. Bạn có thể nhận được nhiều tương tác trên bài đăng nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn đang tạo được nhiều chuyển đổi hơn.

- Vì vậy, hãy “để dành” các bài boost post cho những thời điểm bạn muốn tăng mức độ tương tác trên bài đăng của mình. Và dành phần ngân sách quảng cáo Facebook này cho quảng cáo chuyển đổi.

3. Sai trong cách thực hiện nội dung quảng cáo

- Nội dung mang tính khẳng định

Trên thực tế cho thấy có rất nhiều shop bán hàng vì muốn tạo dựng sự uy tín cho thương hiệu đã sử dụng những nội dung quảng cáo Facebook mang tính khẳng định hoặc cam kết chắc chắn để chiếm được lòng tin khách hàng. Chẳng hạn như cam kết sạch gàu, chữa khỏi bệnh 100%, uy tín nhất… Những câu quảng cáo mang tính khẳng định như vậy thường sẽ không được facebook phê duyệt, vì họ cho rằng không có gì là tuyệt đối cả.

4 lỗi thường gặp và các từ ngữ Facebook cấm trong quảng cáo

- Sử dụng hình ảnh nhạy cảm

Sử dụng hình ảnh nhạy cảm có thể nói là lỗi thường gặp ở những shop kinh doanh đồ nội y hoặc những đơn vị kinh doanh về các sản phẩm/dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ viện, mỹ phẩm… Với nội dung này Facebook sẽ không phê duyệt hoặc nếu có cho chạy thì cũng rất giới hạn lượt tiếp cận vì không đúng với thuần phong mỹ tục và khiến cho người nhìn cảm thấy phản cảm.

Sử dụng hình ảnh nhạy cảm đúng cách

- Giả mạo thương hiệu

Những shop bán sản phẩm “giả mạo” hay kinh doanh các mặt hàng xách tay hoặc hàng VN xuất khẩu khi chạy quảng cáo Facebook mà sử dụng tên của các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, H&M, Pull and Pear, Nike, Zara… đều bị cấm tuyệt đối. Trường hợp sử dụng logo của các thương hiệu lớn để chạy quảng cáo cũng sẽ không được phê duyệt bởi nó vi phạm các chính sách mà Facebook mà đặt ra.

- Sử dụng từ không hợp lý

Trong bài viết quảng cáo Facebook, tránh sử dụng các từ “bạn” và “của bạn” quá thường xuyên. Mặc dù những từ đó hoạt động rất tốt trong email marketing, nhưng thuật toán của Facebook không ưu tiên những quảng cáo chứa đầy những từ ngữ này.

4. Thiếu nhạy cảm với một số thị trường nhất định

- Một số nhà quảng cáo không hiểu rõ về sự nhạy cảm xung quanh các thị trường ngách của Facebook, bao gồm tiền bạc, sức khỏe và các mối quan hệ.

- Giả sử bạn là bên nhượng quyền đang tìm kiếm bên nhận quyền thương mại mới cho thương hiệu cafe của mình. Nếu bạn đăng một nội dung như: “Bạn có thể kiếm thêm 10.000 đô la một tháng với thương hiệu nhượng quyền của chúng tôi” trong bài quảng cáo của mình, bài viết đó có thể bị bóp tương tác hoặc nặng hơn là gỡ bỏ. Facebook không thích các nhà quảng cáo sử dụng các con số cụ thể trong bài viết của họ.

- Một nội dung như: “Tìm hiểu cách các bên nhận nhượng quyền của chúng tôi xây dựng doanh nghiệp thành công với cửa hàng cafe XX” sẽ tốt hơn nhiều. Hãy đưa ra những câu chuyện thực tế và không đưa ra những lời hứa mơ mộng hay đề cập đến những con số cụ thể.

- Một lĩnh vực khác cần chú ý trên Facebook là sức khỏe. Ví dụ: Đừng nói những câu như “Giảm hết lượng mỡ thừa ngay”. Thay vào đó, có thể điều chỉnh lại quảng cáo bằng cách nói, “Thân hình cân đối hơn sau 10 phút tập luyện mỗi ngày.” Thuật toán Facebook sẽ “nhẹ tay” hơn đối với những dạng nội dung như này.

- Lĩnh vực nhạy cảm cuối cùng trong danh sách này là các mối quan hệ. Tránh nói về việc mọi người có thể cảm thấy cô đơn hoặc mất kết nối trong quảng cáo. Thay vào đó, hãy quan tâm tích cực đến các vấn đề của khán giả. Như nói về cách ai đó có thể có được mối quan hệ phù hợp hay xây dựng một kết nối sâu sắc hơn.

- Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn không thuộc một trong những ngách nhạy cảm này, hãy lưu ý rằng, Facebook muốn có nhiều tương tác tích cực hơn cho người dùng của họ. Điều này không có nghĩa là bạn không thể tham chiếu các pain point trên nền tảng (bạn hoàn toàn có thể) nhưng hãy đảm bảo mang đến cho mọi người niềm hy vọng và sự lạc quan vào tương lai.

II. NHỮNG TỪ NGỮ BỊ CẤM TRONG BÀI ĐĂNG QUẢNG CÁO

Trong các bài quảng cáo mà bạn thực hiện trên facebook hoặc Instagram, nếu nhận thấy kết quả của chiến dịch quảng cáo này hoạt động không hiệu quả, bạn hãy lưu ý đến những từ xuất hiện trong bài viết. Nếu thuộc những từ cấm dưới đây, hãy thử xóa chúng và xem liệu điều đó có cải thiện tình hình hay không:

- Thuốc lá, mụn, sẹo, yếu sinh lý, giảm cân, tăng cân, rượu, xương khớp, viêm, thực phẩm chức năng, ăn kiêng, hộ chiếu, bằng lái xe, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, hẹn hò, thuốc, súng, pháo, Viêm Xoang, Ăn kiêng, Vitamin, omega, axit, chất sơ, ông kia, bà nọ, nữ giới, nam giới, nước Anh Pháp, Đức, Mỹ, Hoa Kỳ, người da đen, người da trắng, dân tộc, da đen, da trắng, mọi rợ, cam kết hiệu quả 100%, tuyệt đối, chắc chắn, hiệu quả, trị dứt điểm, cam kết, trị mụn, trị sẹo, chữa hói đầu, đảm bảo, so sánh sau đó, trước đó, trong x ngày, vay, vay vốn, tiền tệ, tài chính, vay tín chấp, lãi suất, cho vay vốn, giải ngân, vitamin, omega, axit, thành phần dược liệu, Gucci, Pepsi, Armani, Coca Cola, Puma, Zara,… hay các thương hiệu nổi tiếng thế giới khác.

- Ngoài các từ có vấn đề như “bạn” và “của bạn”, bạn có thể gặp vấn đề nếu sử dụng các từ liên quan đến khuynh hướng giới tính hoặc tuổi tác, tôn giáo hay khuynh hướng chính trị trong quảng cáo của mình. Ngay cả những từ “Facebook” và “Instagram” cũng có thể gây rắc rối khi được sử dụng trong quảng cáo.

- Không sử dụng các từ như CBD hay HCG để nói về các sản phẩm sức khỏe. Nếu bạn đề cập đến chế độ ăn kiêng, giảm cân, giảm chất béo hoặc giảm chất béo trong bài quảng cáo của mình, đừng đề cập đến các con số hoặc lời tuyên bố cụ thể. Cũng tránh từ “gấp đôi” ví dụ: “nhân đôi tăng trưởng” hoặc “tăng gấp đôi doanh thu”.

- Tương tự như vậy, hãy tránh sử dụng các từ như “từng bước”, “phát triển”, “tiền bạc”, “tự do tài chính”, “sự giàu có”, “laptop style”, “làm việc tại nhà” hoặc “bỏ việc.

Những lỗi từ ngữ thường gặp

- Ngoài ra, một danh sách dài các từ và cách diễn đạt mà các nhà tiếp thị và chủ doanh nghiệp đã sử dụng trong một thời gian dài cần được loại bỏ dần và thuật toán Facebook đang hỗ trợ điều đó. Một số từ như là “nô lệ”, “chủ nhân”, “blacklist” và “whitelist”. Quảng cáo bao gồm những từ hoặc cụm từ này ngày càng đắt hơn hoặc hoàn toàn không hoạt động.

Lời kết: Hy vọng với những lưu ý trên, các chiến dịch quảng cáo trên Facebook của doanh nghiệp bạn sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, từ đó lan toả được những giá trị mà doanh nghiệp hướng đến. Để tăng hiệu suất quảng cáo, điểm mấu chốt là cần cẩn thận về các loại từ và ngữ bạn đang sử dụng trong quảng cáo Facebook của mình. Chúc các bạn thành công!