Nội dung: |
1. Tìm hiểu về Tagline
Tagline là cụm từ một thương hiệu dùng để biểu thị và nhấn mạnh triết lý, mục đích hoặc đặc trưng của mình. Tagline thường xuất hiện ở phần cuối của các đoạn quảng cáo, được lặp đi lặp lại và khắc sâu vào tâm trí người xem, người nghe. Mục đích của việc làm này là để khách hàng nhớ đến thương hiệu của họ mỗi khi những cụm từ này được cất lên.
Một số câu khẩu hiệu quen thuộc với người Việt Nam có thể kể đến như:
“Vị ngon trên từng ngón tay” - KFC
“Hãy nói theo cách của bạn” - Viettel
“Just Do It” – Nike
Một Tagline “để đời” phải là một câu ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn nổi bật được ý nghĩa to lớn mà thương hiệu muốn đề cập đến. Hơn nữa, câu nói này nhất định phải dễ nghe, dễ thuộc và dễ gây “thương nhớ”.
2. Slogan là gì?
Slogan là một câu ngắn được thương hiệu sử dụng để thể hiện lời hứa, giá trị cốt lõi hoặc tính chất của sản phẩm, chiến dịch mà doanh nghiệp đang thực hiện.
Để rõ hơn bạn hãy thử xem trường hợp của Honda Việt Nam sau đây:
Tagline thương hiệu: “The Power of Dreams” - Sức mạnh của những giấc mơ
Slogan “Tôi yêu Việt Nam” đã gắn bó với khách hàng trong suốt giai đoạn từ năm 2003 đến 2018
Từ năm 2019 đến nay, Công ty thay đổi Slogan của mình thành “Luôn vì bạn”
3. Sự khác nhau giữa Tagline và Slogan
Từ những ví dụ trên, ta có thể chỉ ra sự khác biệt: khác với Tagline cô đọng tất cả giá trị của công ty, Slogan có phạm vi nhỏ hơn và chỉ tập trung vào một sản phẩm hay một chiến lược của doanh nghiệp trên thị trường.
Tagline là thứ tồn tại trường tồn cùng thương hiệu trong suốt thời gian hoạt động. Trong khi đó, Slogan chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào sự thành công của một sản phẩm hay một chiến dịch mà thôi.
Chính vì thế, các thương hiệu sẽ thay đổi Slogan nhiều lần, tránh gây nhàm chán cho khách hàng của mình.
Bạn đã nhận ra sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này chưa? Nếu có ý kiến hay những phát hiện thú vị về Tagline và Slogon, hãy comment phía dưới bài viết này nhé!