Nội dung

1. Làm thế nào để viết Meta Description thu hút?

   1.1. Meta Description là phần mở rộng của Title

   1.2. Đừng xa rời Search Intent khi viết Meta Description

   1.3. Tránh lan man, dài dòng

2. Kết luận

 

Meta Description

Meta Description là yếu tố quan trọng để tăng quan trọng để tăng CTR

Mặc dù Meta Description không phải là một yếu tố xếp hạng và Google chỉ hiển thị phần này tới người đọc khoảng 37% (nghĩa là trong 100 lần tìm kiếm thì Meta Description chỉ hiện ra trước mắt người đọc khoảng 37 lần), nhưng nó vẫn là một phần trong công đoạn tối ưu SEO On-page mà người viết SEO thường xuyên phải làm.

Thêm vào đó, tuy nói là chỉ hiển thị 37% nhưng 37% này cũng rất quan trọng để tăng CTR, tức là tăng tỉ lệ click cho bài viết. Lý do là vì nếu Meta Description mô tả được đúng điều người đọc đang tìm kiếm khi search một từ khóa cụ thể, thì khả năng họ click vào bài viết để đọc cũng sẽ cao hơn. Bạn có thể tự suy ra điều này một cách dễ dàng thông qua hành vi của chính bản thân mỗi khi thực hiện tìm kiếm trên Google.

1. Làm thế nào để viết Meta Description thu hút?

Theo Michael Pecanek - Marketer và Content Writer tại Ahrefs, có 5 tiêu chí để viết Meta Description nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến 3 tiêu chí vì đây là những tiêu chí phù hợp với các content writer Việt Nam hơn cả:

Tiêu chí 1: Meta Description là phần mở rộng của Title

Tiêu chí 2: Đừng xa rời Search Intent khi viết Meta Description

Tiêu chí 3: Tránh lan man, dài dòng

1.1. Meta Description là phần mở rộng của Title

Cách dễ nhất để “ngoáy” ra một Meta Description hay chính là luôn nghĩ đến nó như một phần mở rộng, một phần để nâng tầm title lên. Thông thường, title sẽ giúp tóm gọn nội dung chủ đề bài viết hướng tới, và Meta Description chính là cơ hội để người đọc hiểu hơn về nội dung chủ đề đó. Hiểu cách khác, nếu coi cả bài viết là một cái cây, thì title sẽ là lá cây, là hoa, là quả, là những thứ bên ngoài để nhận biết đó là cây gì. Còn Meta Description sẽ là nước được dùng để tưới tắm cho hoa lá thêm xinh, thêm đẹp.

Ví dụ như đối với từ khóa “du lịch đà nẵng tiết kiệm,” Meta Description dưới đây có thể có lượt click cao hơn bởi nó mở rộng được nội dung chủ đề mà title đề cập tới, đó là đi như thế nào, ở khách sạn nào, chơi ở đâu, ăn món gì,...

Meta Description là phần mở rộng của Title

So sánh với Meta Description dưới đây, bạn có thể thấy Meta Description này tương đối chung chung và đề cập đến một nội dung mà rất nhiều người đọc có thể đã biết, cũng như không cung cấp thêm thông tin cơ bản nào khác liên quan đến chủ đề của title.

Meta Description không liên quan đến chủ đề của title

1.2. Đừng xa rời Search Intent khi viết Meta Description

Search Intent là nhu cầu tìm kiếm, là lời giải thích tại sao người đọc lại tìm kiếm một từ khóa nào đó. Trước khi viết Meta Description, người viết nên tự hỏi bản thân rằng người đọc đang muốn biết điều gì khi tìm kiếm từ khóa này?

Có phải họ đang cần thông tin hay kiến thức xoay quanh từ khóa này không?

Có phải họ đang muốn mua mặt hàng nào đó?

Có phải họ đang tìm kiếm một website cụ thể?

Hay là họ cần một câu trả lời nhanh, ngắn gọn là câu hỏi mà họ đặt ra?

Các bạn có thể nắm được Search Intent thông qua kết quả tìm kiếm mà Google trả về. Vì Google luôn cố gắng để cung cấp kết quả gần nhất với nhu cầu tìm kiếm của người đọc. Để viết Meta Description đáp ứng được tiêu chí này, bạn có thể đọc Meta Description của các bài viết đang đứng top. Điểm chung của các Meta Description này sẽ chỉ ra Search Intent của từ khóa đó.

Ví dụ như đối với từ khóa “viêm đại tràng,” bạn có thể thấy kết quả Meta Description trả về đều đề cập đến định nghĩa và độ nguy hiểm của bệnh. Từ đó có thể suy ra rằng đây cũng nên là nội dung mà bạn nên nhắc đến trong Meta Description của mình.

Đừng xa rời Search Intent khi viết Meta Description

Hoặc đôi khi, kết quả Meta Description có thể không rõ ràng lắm. Ví dụ như đối với từ khóa “cách làm sạch đại tràng”:

Kết quả Meta Description có thể không rõ ràng

Meta Description có đề cập nhiều nội dung khác nhau như làm sạch đại tràng tự nhiên, làm sạch đại tràng bằng thuốc xổ, làm sạch đại tràng bằng trà thảo mộc, trái cây rau quả làm sạch đại tràng,...Nhưng nhìn chung hầu hết đều liệt kê danh sách các phương pháp để làm sạch đại tràng. Từ đó ta có thể hiểu đây có lẽ sẽ là những nội dung quan trọng thu hút được người đọc và xứng đáng được đề cập trong Meta Description.

Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận với những trường hợp Search Intent bị trộn lẫn, ví dụ đối với từ khóa “sữa meiji nội địa” này:

Nên cẩn thận với những trường hợp Search Intent bị trộn lẫn

Bạn có thể thấy có những Meta Description là của bài sản phẩm hoặc của một danh mục các sản phẩm sữa meiji, nhưng cũng có Meta Description là của bài so sánh giữa meiji nội địa và nhập khẩu. Trong trường hợp như thế này, điều bạn nên làm là bám sát những Meta Description có nội dung liên quan nhất đến loại bài viết của bạn. Nếu bạn đang muốn viết một bài dạng blog post (tức là tất cả các bài dạng thông tin top, thông tin tổng quan, top/review sản phẩm, đều gọi chung là blog post) về sữa meiji, thì hãy chú ý đến Meta Description của các bài so sánh, phân biệt. Còn nếu đang viết một bài sản phẩm sữa meiji thì nên chú ý đến Meta Description của các bài sản phẩm.

1.3. Tránh lan man, dài dòng

Có một điều mà content writer nào cũng cần biết đó là Meta Description không phải phần để kể chuyện. Mỗi từ mà bạn đề cập trong Meta Description đều đóng vai trò quan trọng bởi vì người đọc chỉ có vài giây để lướt qua chúng và quyết định có click vào hay không. Thêm vào đó, độ dài của Meta Description luôn bị giới hạn bởi Google.

Viết Meta Description tránh lan man, dài dòng

Cụ thể, Meta Description chỉ dừng lại ở 160 ký tự khi hiển thị trên desktop, và con số này giảm xuống chỉ còn 120 ký tự khi hiển thị trên mobile. Tối ưu cho Meta Description trên desktop hay mobile là tùy vào hành vi của người đọc trên website của bạn. Nếu phải tối ưu Meta Description với số ký tự dài hơn vì đối tượng người đọc truy cập vào website qua desktop nhiều hơn, thì trong ¾ đoạn đầu tiên, bạn nên viết sao cho đi thẳng được vào vấn đề. Làm vậy thì kể cả khi người đọc truy cập vào bài viết của bạn trên mobile, bạn vẫn có thể thu hút được họ.

Một tip nữa ở phần này mà bất cứ seo writer nào cũng nên biết, đó là hãy dùng ngôn từ và nội dung hướng đến người đọc. Nghĩa là hãy viết sao cho người đọc hiểu chứ không chỉ để Google hiểu. Giới hạn số ký tự sẽ là thước đo tốt để bạn có thể loại bỏ những từ không cần thiết và giữ lại những nội dung súc tích cũng như kích thích người đọc click nhất.

2. Kết luận

Tối ưu Meta Description là một trong những kỹ năng đầu tiên mà content writer phải làm quen khi bước chân vào thế giới SEO. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những kỹ năng dễ hiểu nhất, thế nên bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian để có thể thành thạo. Hãy luyện tập qua từng cơ hội viết và bạn sẽ trở thành master sớm thôi.