I. GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA CÁC XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG NĂM 2022
Thế giới đang dần phục hồi sau đại dịch và thích nghi dần với những cách sống mới, cả về thói quen và hành vi đã được thay đổi. Nhưng thời kỳ khủng hoảng và suy thoái cũng chính là thời điểm của cơ hội, sự đổi mới và thành công của những người đưa ra quyết định đúng đắn.
Năm 2022, sự thống trị của người dùng đối với các nền tảng xã hội ngày càng mạnh mẽ và vững chắc hơn. Họ cần nhiều hơn những nội dung được cá nhân hóa, các dịch vụ nhanh chóng và chất lượng. Đặc biệt, sự việc mang tính trải nghiệm tốt hơn ở bất kỳ lúc nào. Việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng không khó, nhưng để thực hiện đúng nó không phải điều đơn giản.
Quay lại bối cảnh thị trường 10 năm trước, chúng ta dễ dàng nhận thấy khách hàng vẫn còn đặt nhiều sự quan tâm cho giá cả, lợi nhuận và nhu cầu tiết kiệm chi phí nhiều hơn. Nhưng ở thời điểm hiện tại, liệu điều đó còn là kim chỉ nam trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
Câu trả lời là chỉ chiếm 30%. Những doanh nghiệp, thương hiệu được lòng khách hàng ở thời điểm này không chỉ đảm bảo về mặt chất lượng mà họ còn phải hoàn thành xuất sắc giá trị tinh thần, cảm xúc trong chiến lược thương hiệu và bám sát các xu hướng truyền thông.
Có thể nói rằng khi các nền tảng xã hội và tính năng mới tiếp tục xuất hiện, thì càng ngày sẽ càng có nhiều người hơn nữa sẽ tiếp tục hiện diện trên mạng xã hội. Vậy làm thế nào để có thể đưa thương hiệu của mình trở nên gần gũi hơn với công chúng để tăng độ nhận diện cho thương hiệu của mình? Theo dõi này 5 xu hướng Social Media dưới đây ngay nhé!
1. Ngân sách quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội
Mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm vẫn là hai nền tảng được doanh nghiệp đánh giá là đem lại hiệu quả cao trong hoạt động quảng bá trực tuyến. Các doanh nghiệp Việt Nam đang giành nguồn chi lớn cho hai kênh này. Đặc biệt, theo thống kê năm 2021, mức chi tiêu quảng cáo trên phương tiện xã hội đạt 92,3 %. Điều này đã giúp các thương hiệu đạt được những thành quả nhất định như:
- Tăng lượng truy cập: Không cần phải lên trang tìm kiếm. Khách hàng có thể vừa lướt mạng xã hội, vừa theo dõi các sản phẩm của bạn. Trên trang mạng xã hội bạn nên ghi kèm đường link dẫn tới website. Khi đấy khách hàng sẽ dễ truy cập vào hơn. Từ đấy lượng truy cập đến website chính sẽ tăng cao.
- Gia tăng doanh số: Khi được nhiều người biết đến thông qua các nền tảng khác nhau, khách hàng sẽ tìm đến và mua sản phẩm của doanh nghiệp.
- Sự cải tiến của marketing truyền miệng: Những lượt yêu thích, theo dõi, chia sẻ trên mạng xã hội về doanh nghiệp bạn sẽ giúp cho những khách hàng mới tin tưởng hơn. Khi có những lời khen ngợi thì thương hiệu của bạn sẽ lấy được thiện cảm, sự tin dùng của khách hàng.
- Tạo sự gần gũi với khách hàng: Với mạng xã hội bạn và khách hàng dễ dàng tiếp cận với nhau. Mỗi ngày bài đăng của bạn sẽ hiện lên bảng tin của họ, và lâu ngày sẽ tạo cho khách hàng một cảm giác thân quen gần gũi.
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Sau khi tiếp cận được và bán hàng, thông qua chất lượng hàng hóa và dịch vụ, doanh nghiệp đã tạo được sự tin tưởng và yêu thích đối của khách hàng. Do đó, trong những lần tiếp theo, khách hàng vẫn tiếp tục ưu tiên sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Nội dung Video
Ra đời từ năm 2015, tính năng “phát video trực tiếp” (live video) đã tạo ra một “cú nổ” trong ngành thương mại điện tử nói riêng và các hoạt động kinh doanh trực tuyến nói chung. Hiện tại, tính năng này đã có mặt trên hầu hết các nền tảng phổ biến nhất: Tiki, Shopee, Lazada, Facebook,…
Video livestream hấp dẫn bởi nhiều lý do:
- Thứ nhất, nó là các video phát trực tiếp nên không có bất cứ một kỹ thuật chỉnh sửa nào can thiệp được, tạo cảm giác tự nhiên, chân thực.
- Thứ hai, video tạo cơ hội cho người theo dõi được giao tiếp “bán trực tiếp” với người nói, thông qua các chức năng bình luận và tương tác.
- Thứ ba, live stream đã tạo ra con đường nhanh nhất để truyền tin và nhận tin với chi phí gần như bằng 0.
Bên cạnh phát trực tiếp, những nội dung video sau đây cũng là xu hướng mới: Những video ngắn, video do người dùng tạo, ứng dụng thực tế ảo vào video marketing,…
3. Influencer Marketing
Influencer và chiến dịch Influencer Marketing ngày nay đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực Marketing, giúp xây dựng lòng tin và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.
Có thể hiểu đơn giản, Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị bằng việc sử dụng người ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với đối tượng mục tiêu. Người ảnh hưởng ở đây có thể là là người có lượng followers lớn, sử dụng một hoặc nhiều nền tảng mạng xã hội (social platform) như facebook, instagram… để lan truyền thông tin đến mọi người, có kiến thức về một lĩnh vực cụ thể hoặc có khả năng thuyết phục một đối tượng nhất định.
Thay vì việc quảng cáo trực tiếp đến một nhóm đối tượng khách hàng, sử dụng hình thức Influencer Marketing là việc bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để họ lan tỏa thông điệp qua các kênh mạng xã hội của họ. Nội dung thông điệp có thể do người ảnh hưởng tự viết hoặc cũng có thể do chính doanh nghiệp biên soạn từ trước đó.
Theo dữ liệu thu thập từ công cụ lắng nghe SocialHeat, có đến 78% người dùng online bị ảnh hưởng từ lời khuyên của những người họ tin tưởng. Xu hướng này ngày càng được các doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng và những hiệu quả mà nó mang lại rất lớn.
4. Làm nổi bật khả năng mua sắm trực tuyến
Hiện trên thị trường Việt Nam đã hình thành nhiều đơn vị cung cấp hàng trực tuyến có thương hiệu và uy tín như Facebook, Lazada, Thegioididong, Sendo, Shopee, Tiki…
Trên những mạng xã hội, sàn điện tử luôn có sẵn tính năng quảng cáo ngay trên ứng dụng. Khi quảng cáo trên đó, các doanh nghiệp có thể lan tỏa những sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Một thế mạnh khác của việc quảng cáo trên MXH là doanh nghiệp có thể đối thoại và tương tác trực tiếp hai chiều với khách hàng của mình, trực tiếp lắng nghe phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để có sự điều chỉnh phù hợp. Với việc bỏ ra khoản phí nhỏ, thậm chí là không mất chi phí cho việc quảng bá
Với việc quảng cáo thương hiệu trên các mạng xã hội, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu lại kết quả tích cực, làm nổi bật được khả năng mua sắm trực tuyến.
5. Xây dựng mối quan hệ thông qua dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng
Ngày nay, người tiêu dùng đã có cơ sở nhận thức về một thương hiệu dựa trên những khoảnh khắc mà họ có với nó. Điều quan trọng là những khoảnh khắc đó không chỉ xảy ra ở khâu thanh toán hay các dịch vụ sẵn có mà còn là giá trị cảm nhận từ thương hiệu tạo ra cho khách hàng.
Truyền thông mạng xã hội đã xuất hiện và trở thành công cụ nổi bật để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Đây cũng là nơi trao đổi trực tiếp, giúp doanh nghiệp thấu hiểu và dễ dàng làm hài lòng khách hàng của họ hơn. Phần lớn các thương hiệu sử dụng mạng xã hội để nhận góp ý thẳng thắn từ khách hàng, giải quyết các khiếu nại cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi, thân thiện, đặc biệt là khiến khách hàng có sự tin tưởng và trung thành đối với thương hiệu.
Báo cáo gần đây của Sprout Social về việc tạo kết nối – Những gì người tiêu dùng muốn từ các thương hiệu trong một xã hội chia rẽ, đã nhận thấy rằng:
- 91% người dân tin vào sức mạnh của xã hội để kết nối cộng đồng (đơn giản hơn là sức mạnh đám đông)
- 78% người tiêu dùng muốn các thương hiệu giúp mọi người kết nối với nhau thông qua xã hội
- 76% số người được hỏi có nhiều khả năng mua từ một thương hiệu mà họ cảm thấy được kết nối trên phương tiện truyền thông xã hội hơn so với một đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực/ ngành hàng
Hơn nữa, nghiên cứu này cũng cho thấy việc xây dựng mối quan hệ khách hàng trên phương tiện truyền thông xã hội đã giúp các thương hiệu cải thiện lợi nhuận của họ. Khi người tiêu dùng cảm thấy được kết nối với các thương hiệu, thì chi tiêu họ dành cho thương hiệu sẽ tăng đến hơn một nửa so với mức bình thường.
Lời kết: Trên đây là những thông tin về 5 xu hướng Social Media mới nhất trong năm 2022. Hy vọng rằng, qua những thông tin trên, các doanh nghiệp sẽ nhận thức được những xu hướng này và bối cảnh cạnh tranh sẽ giúp các thương hiệu xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách mục tiêu, từ đó tạo được niềm tin với họ để phát triển và đột phá trong năm tới.