Nội dung

I. Vậy, điều gì làm nên một câu chuyện hay?

II. G.R.E.A.T - 5 nguyên tắc vàng cho chiến dịch Storytelling hiệu quả

 

Câu chuyện là chủ đề hot mà bất cứ ai trong chúng ta đều sẽ có cảm giác muốn biết, muốn đọc và muốn cùng được tham gia. Storytelling giúp nội dung trở nên hấp dẫn hơn, thông điệp được truyền tải một cách tự nhiên và gần gũi, gây ấn tượng với khách hàng và quảng bá thương hiệu hiệu quả.

Storytelling: Bán câu chuyện, đừng bán sản phẩm

I. VẬY, ĐIỀU GÌ LÀM NÊN MỘT CÂU CHUYỆN HAY?

- Cá nhân hóa trong Storytelling

Tất cả mọi người đều có bản năng “hóng chuyện”, họ sẵn sàng ngồi lê thê cả giờ chỉ để đọc xem câu chuyện đang viết về cái gì và sẵn sàng mang ra chia sẻ, bàn tán. Điều này dễ thấy như cách một vài trang mạng đang sử dụng với những mẩu chuyện đời thường, cá nhân hóa, những câu chuyện “lãng nhách” nhưng đã có sự thêm mắm, muối và một chút “điêu ngoa” rồi chốt lại bằng một câu quảng cáo được xếp cuối cùng của câu chuyện.

Mặt khác, công chúng muốn đọc những câu chuyện có thể giúp họ biết nhiều thứ hơn và tìm được giải pháp cho mình như những mẩu chuyện self-help, truyền cảm hứng… Con người ít nhiều có xu hướng tò mò về cuộc sống, câu chuyện của vạn vật xung quanh và họ đọc để đồng cảm, giải trí, thậm chí là tạo ra thói quen và dẫn dắt họ phải hành động vì những gì đã đọc.

Chẳng hạn, một Beauty Blogger vừa được tài trợ sản phẩm A có hiệu quả tốt và cô ấy dành cả buổi để khen lên khen xuống và kể một câu chuyện dài lê thê nhưng lôi cuốn về hành trình sử dụng sản phẩm cũng như công dụng thần thánh của nó. Ngay lập tức, người xem sẽ cuốn vào câu chuyện và bị thôi thúc hành động mua sản phẩm đó vì cũng muốn có hiệu quả tương tự. Vậy, thay vì những quảng cáo truyền thống, nhà tôi bán cái này hay cái kia thì thử bắt đầu kể một câu chuyện theo bất kì tình huống, chiêu trò gì mà bạn nghĩ sẽ thuyết phục được khách hàng.

Storytelling: Bán câu chuyện, đừng bán sản phẩm

- Thêm cảm xúc vào câu chuyện

Không phải trăm câu chuyện đều giống nhau, và lối kể chuyện của tất cả đều theo một khuôn nhàm chán. Nếu dùng Facebook đủ lâu chúng ta sẽ thấy một vài fanpage điển hình chỉ sống nhờ vào những câu chuyện, thậm chí là những câu chuyện bịa đặt nhưng thông qua những lời dẫn có phần “thổi phồng”, hình ảnh mang tính “biếm họa” lại có thể chạm đến cảm xúc của người đoc.

Như fanpage P***g P****g hay N*U Confession… Fan của 2 trang này đều biết những mẩu chuyện mình đọc hàng ngày đều là từ dựng chuyện mà ra nhưng rõ ràng chẳng ai rời khỏi nó và thậm chí luôn tay, luôn chân like, comment cho đến khi tất cả đều biết 2 fanpage này có tầm ảnh hưởng như thế nào trên mạng xã hội chỉ nhờ vào khiếu storyteller của mình. Khi bạn kể một loạt những câu chuyện chẳng giống ai và theo một style riêng, ngôn từ riêng, cách dẫn dắt riêng thì có thể bạn sẽ trở nên thu hút.

Storytelling: Bán câu chuyện, đừng bán sản phẩm

- Mục tiêu, thông điệp rõ ràng

Những câu chuyện giúp xây dựng tình cảm tốt hơn với khách hàng, chí ít thì hơn những đoạn văn bản sặc mùi quảng cáo. Nhưng bạn cũng đừng quên mục đích chính khi kể những câu chuyện này là gì, cần định hướng rõ ràng mục đích, thông điệp. Để thông qua câu chuyện bạn kể, ít nhất còn đọng lại trong trí nhớ của người đọc một thông điệp hay một mục đích hướng đến các vấn đề của sản phẩm bạn cần bán, để có sự tư duy và liên tưởng dữ liệu với nhau trong những câu chuyện quảng cáo tiếp theo.

- Lối viết thuyết phục, lôi kéo khách hàng mục tiêu qua câu chuyện

Câu chuyện là một thứ gì đó rất hot mà bất kỳ ai cũng muốn biết, muốn cùng tham gia. Hồi bé có truyện cổ tích, thần thoại, lớn lên thì có confession, mạng xã hội hay chính phim ảnh, hậu trường của nghệ sĩ thì cũng đều là dạng câu chuyện.

Viết Content storytelling xuất hiện khá thường xuyên trong Content Marketing bởi rất nhiều khách hàng quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc, mà cảm xúc thường có được nhờ những câu chuyện. Bạn đã từng tin tưởng, mua hàng hoặc bị thuyết phục về công dụng của một sản phẩm nào đó, sau khi xem các video review của các Vlogger chưa? Video review chính là một dạng content storytelling nên nếu bạn đã từng tin theo những review đó, thì bạn đã bị content storytelling thuyết phục rồi đó.

Storytelling: Bán câu chuyện, đừng bán sản phẩm

Áp dụng content storytelling khiến cho nội dung hấp dẫn hơn, thông điệp được truyền tải theo cách tự nhiên, gần gũi hơn giúp thương hiệu thu hút người dùng tiềm năng và quảng bá thương hiệu hiệu quả hơn, đi sâu vào tâm trí khách hàng. Điểm cốt lõi của content storytelling chính là chạm đến cảm xúc, thuyết phục được người mua.

II. G.R.E.A.T - 5 NGUYÊN TẮC VÀNG CHO CHIẾN DỊCH STORYTELLING HIỆU QUẢ

1. Glue: Sự kết nối với những giá trị của thương hiệu, những gì người tiêu dùng cho là thật

2. Reward – phần thưởng: Những câu chuyện hay thường chứa những cam kết về phần thưởng xứng đáng như giảm cân thành công,…

3. Emotion – cảm xúc: Đây là yếu tố cốt lõi trong Storytelling. Một câu chuyện tuyệt vời nếu nó chạm được vào những cảm xúc sâu lắng nhất của người nghe chứ không phải tư duy lý thuyết của họ

4. Authentic – tin cậy: Một câu chuyện tốt trước hết phải là một câu chuyện đáng tin.

5. Target – mục tiêu: Storytelling được gọi là thành công nếu câu chuyện xác định đúng mục tiêu và đối tượng khách hàng

Lồng ghép các câu chuyện vào content giống như một nghệ thuật. Các câu chuyện không chỉ là những từ ngữ đơn giản mà nó còn mang tới cho người nghe nhiều hơn thế nữa. Hãy chia sẻ câu chuyện về thương hiệu của bạn để “vụt sáng” và tới gần hơn với khách hàng của mình nhé!