Nội dung

I. Đế chế Nokia chấm dứt vị trí “độc tôn” sau 14 năm thống trị

II. Sự suy tàn của đế chế Nokia và bài học xương máu cho các thương hiệu

I. ĐẾ CHẾ NOKIA CHẤM DỨT VỊ TRÍ “ĐỘC TÔN” SAU 14 NĂM THỐNG TRỊ

Cái tên Nokia được khai sinh bởi Fredrik Idestam vào năm 1871, khởi điểm của Nokia chỉ là một nhà máy chế biến gỗ và sản xuất giấy. Phải tới tận năm 1967 thì tập đoàn Nokia (Nokia Corporation) mới ra đời sau khi sáp nhập với 1 công ty kinh doanh cao su và công ty sản xuất cáp quang.

Năm 1982 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Nokia khi hãng vượt lên dẫn đầu ngành công nghiệp điện thoại di động với sự ra đời chiếc điện thoại xe hơi đầu tiên của hãng. Nhưng có lẽ để trở thành ông "vua" điện thoại phải kể từ khi Nokia phát triển hệ điều hành Symbian. Cũng từ đây tập đoàn Phần Lan này đã thống trị thị trường điện thoại thế giới trong suốt nhiều năm liền sau khi đánh bại Windows Mobile của Microsoft.

Nokia từng được xem là một trong những tập đoàn di động thành công nhất hành tinh. Tuy nhiên, mọi chuyện dường như đang thay đổi.

Đế chế Nokia chấm dứt vị trí “độc tôn” sau 14 năm thống trị

Năm 2007 có lẽ là cột mốc đáng nhớ cho những chuỗi ngày điêu đứng sau đó của Nokia khi Apple bất ngờ tung ra iPhone 2G, sản phẩm đã định nghĩa lại điện thoại di động như một thiết bị giống máy tính cá nhân với màn hình cảm ứng và hàng loạt ứng dụng vô cùng hấp dẫn. Còn Google cung cấp miễn phí hệ điều hành Android cho các nhà cung cấp thiết bị di động chỉ 1 năm sau đó.

Cũng kể từ đây, Nokia dù vẫn được mệnh danh là nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới (nắm 40% thị phần điện thoại toàn cầu – thành tích không bao giờ lặp lại từ sau đó) nhưng giá trị vốn hóa đã giảm tới 75% trong khi giá trị của Apple tăng vùn vụt. Quý I/2012, Nokia chính thức phải nhường ngôi dẫn đầu thị trường điện thoại di động về tay Samsung, chấm dứt 14 năm liên tục ở vị trí độc tôn này.

II. SỰ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ NOKIA VÀ BÀI HỌC XƯƠNG MÁU CHO CÁC THƯƠNG HIỆU

Sau cú sốc mất đi vị trí “độc tôn” trong làng điện thoại, Nokia cũng đã có rất nhiều sự điều chỉnh để lấy lại vị thế. Nhưng kết quả phản chiếu lại sau những lần chuyển mình thay đổi không khả quan, Nokia vẫn từ từ lặn xuống và biết mất trong thói quen tiêu dùng của người sử dụng.

Góp phần gây ra sự suy tàn của đế chế Nokia đó là hàng tá các vấn đề

- Phản ứng chậm chạp

Trên thực tế, công ty Phần Lan này rõ ràng vẫn có nhiều năm để làm mới lại mình nhưng đơn giản là Nokia không làm như thế. Xét một cách khách quan, Nokia vẫn có lợi thế lớn trước đối thủ trong suốt nhiều năm bởi mối quan hệ tốt đẹp đối với hàng trăm nhà mạng trên thế giới. Nhưng lỗi của Nokia là chậm chạp trong cả việc cải tiến phần cứng lẫn chăm chút phần mềm.

Trong khi Samsung ganh đua với Apple trong hầu hết các chuỗi sản phẩm bằng việc bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để đầu tư cho sáng tạo sản phẩm, Nokia lại hoàn toàn không xử lý tình huống đủ nhanh nhạy để đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể, kịp thời.

Hệ điều hành của Apple dù sinh sau đẻ muộn so với Symbian OS của Nokia nhưng lại tiên tiến hơn rất nhiều. Nó cho phép các ứng dụng giải trí mạnh mẽ hơn chạy mượt mà trên iPhone trong thời đại bùng nổ của game di động. Với sự xuất hiện của hai đối thủ mới là iOS và Android, Symbian cũng được cải tiến nhưng lại bị cho là bắt chước theo đối thủ mà không có bất kỳ ưu điểm gì nổi bật.

- Sai lầm tai hại

Thay vì áp dụng làn sóng Android của Google như Samsung, Nokia lại đợi cho đến khi hãng ngập sâu trong suy tàn mới chuyển sang dùng hệ điều hành Windows Phone của Microsoft. Đây chính là sai lầm lớn nhất của Nokia bởi vì ở thời điểm đó, đây mới chỉ là “người mới” trong lĩnh vực này.

Dù gì đi nữa, mọi thứ đã quá muộn màng khi iPhone và Samsung đã bứt phá trong ngành công nghiệp di động mà Nokia từng thống trị. Có thể họ không làm gì sai trong việc kinh doanh, nhưng thế giới thay đổi quá nhanh chóng, còn đối thủ thì lại quá hùng mạnh.

Nokia đã xem nhẹ sự cải tiến và bỏ lỡ cơ hội để thay đổi và vì thế họ mất đi thời cơ ngay trong tầm tay để phát triển lớn mạnh hơn nữa. Họ không chỉ mất đi cơ hội để trở nên giàu có mà còn mất đi cơ hội để được sống sót và tồn tại. Nokia đã phải trả giá đắt bằng một bài học quá khắc nghiệt và đau đớn.

Sự suy tàn của đế chế Nokia và bài học xương máu cho các thương hiệu

Thông điệp trong câu chuyện của Nokia và bài học xương máu cho các thương hiệu

- Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ bị xô ngã bởi sự cạnh tranh

- Không có gì là sai nếu bạn muốn học hỏi thêm những điều mới

- Nếu suy nghĩ và tư duy của bạn không bắt kịp thời thế, bạn sẽ sớm bị loại bỏ

- Lợi thế bạn có được ngày hôm nay sẽ sớm bị thay thế bởi xu hướng ngày mai

- Sản phẩm nếu không chịu cải tiến chắc chắn sẽ trở nên dư thừa và không còn phù hợp

Thông qua câu chuyện của Nokia tin chắc không chỉ có “cây đại thụ” trong làng điện thoại thế giới này sụp đổ do những lý do trên, mà cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ cuộc chơi vì các lỗi tương tự. Để tránh nguy cơ sụp đổ, tìm cho mình một lối đi riêng nhưng phải phát triển tăng tốc theo kịp thời đại là điều kiện cần và đủ.

Kascom Media - Đơn vị truyền thông số 1 trong lĩnh vực dược phẩm tại Việt Nam đã và đang là giải pháp của hàng chục các thương hiệu ngành dược hàng đầu thế giới như: Nature’s Way, Olympian Labs, Sữa Hoàng Gia Royal Ausnz, Mason Natural, Careline, Herbs of Gold, Fucoidan Kanehide, DHC… khi tiến vào và phủ sóng khắp dải đất hình chữ “S”. Cần một câu chuyện truyền thông đẹp, có tầm, có tâm để đưa doanh nghiệp của bạn lên tầm cao mới hoặc phát triển doanh nghiệp của bạn tại đất nước của chúng tôi, đặc biệt là trong ngành dược phẩm hãy tìm đến Kascom Media – Sự thất vọng của bạn, của doanh nghiệp bạn đang điều hành chính là không tìm đến chúng tôi sớm hơn!